AUTODESK MAYA v2010 WIN32
Phát hành : 2009
Dung lượng : 360 MB
Autodesk Maya là chương trình thiết kế,mô phỏng mô hình 3D, cho phép người dùng tạo ra những hình ảnh động đẹp mắt, vẽ các nhân vật yêu thích, và tạo các hiệu ứng hoạt hình hoàn hỏa. Autodesk Maya 2010 là phần mềm đầu tiên phát hành thống nhất của Autodesk ® Maya ® Complete 2009 và Autodesk ® Maya ® Unlimited 2009 đặt ra những tính năng, nâng cao khả năng matchmoving, và cao hơn, năng động, nhiều compositing thành một gói phần mềm cung cấp cho người thiết kế hay những công ty hoạt họa lớn trên thế giới. Maya 2010 phiên bản mới nhất được tăng thêm sức mạnh cho thiết kế.
Một vài hình ảnh về chương trình đồ họa Maya
Thông qua phim ảnh và trò chơi trên máy tính hiện nay, có lẽ bạn đã không ít lần nhìn thấy những hình ảnh “thực thực hư hư”, như hình 1 chẳng hạn. Hình ảnh như vậy được tạo ra nhờ kỹ thuật đồ họa 3 chiều (3D graphics), là kỹ thuật phát triển rất nhanh trong hai thập niên gần đây, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực (giải trí, giáo dục, huấn luyện, nghiên cứu khoa học,…).
Hình 1
Có nhiều phần mềm máy tính giúp ta tạo ra những vật thể hoặc khung cảnh “y như thực”. Nếu yêu thích kỹ thuật đồ họa 3 chiều, bạn có thể bắt đầu với Maya của hãng Alias. Tại sao phải là Maya? Không có gì đặc biệt, tựa như ta chọn một nhạc cụ để chơi vậy thôi. Chơi thành thạo một loại nhạc cụ, bạn sẽ làm quen với loại nhạc cụ khác rất nhanh. Maya vốn là công cụ để làm phim hoạt hình 3 chiều nhưng bạn vẫn có thể dùng nó để làm những chuyện đơn giản, tạo một bản vẽ sống động chẳng hạn.
Với ý nghĩ rằng tài liệu về Maya bằng tiếng Việt sẽ giúp ích cho nhiều người, chúng tôi bắt đầu bằng việc biên dịch các bài học đi kèm với phần mềm Maya để rồi chuyển qua các tài liệu nâng cao về Maya có sẵn trên mạng, đặc biệt tại địa chỉ www.alias.com và www.learning-maya.com. Nếu kiên trì thực hành các bài học, bạn sẽ dần dần có được kỹ năng tạo hình 3 chiều.
Làm quen với giao diện của Maya
Giáp mặt với Maya lần đầu tiên, bạn dễ có cảm giác rằng phần mềm này “cực kỳ phức tạp”. Bạn đừng ngại, “trước lạ sau quen” mà. Vùng trống trải giữa màn hình thường gọi là vùng làm việc(workspace), nơi hiển thị những mô hình 3 chiều mà ta sẽ tạo ra. Theo mặc định, toàn bộ vùng làm việc dành cho khung nhìn phối cảnh (perspective view panel). Dòng chữ persp ở cạnh dưới khung nhìn là viết tắt của perspective (phối cảnh).
Bạn hãy để ý tấm lưới giữa khung hình phối cảnh. Hai đường đậm nét giao nhau trên tấm lưới cho ta biết vị trí gốc tọa độ trong không gian 3 chiều. Các trục tọa độ X, Y, Z có chiều như trên hình 2. Theo đó, tấm lưới bạn thấy biểu diễn cho mặt phẳng tọa độ XZ. Trong Maya, trục X luôn được thể hiện bằng màu đỏ, trục Y màu xanh lá chuối và trục Z màu xanh dương.
Hình 2
Dọc theo cạnh trên của cửa sổ Maya là thanh trình đơn chính (main menu bar). Các mục chọn trên thanh trình đơn chính có thể thay đổi tùy theo ta dùng tập trình đơn (menu set) nào. Có 4 tập trình đơn khác nhau ứng với 4 loại hình công việc trong Maya: Animation, Modeling, Dynamics, Rendering. Ô liệt kê “xổ xuống” bên dưới thanh trình đơn chính (hình 3) giúp ta chọn tập trình đơn. Ô liệt kê ấy thuộc về thanh tình trạng (status line).
Khi bạn thay đổi tập trình đơn, các mục chọn bên phải thanh trình đơn thay đổi. Các mục chọn bên trái (File, Edit, Modify, Create, Display, Window) không đổi vì chúng bao gồm những thao tác tổng quát, luôn luôn cần thiết trong mọi loại hình công việc.
Hình 3
Trên ô liệt kê của thanh tình trạng, chọn Animation:
Thử thay đổi tập trình đơn (chuyển qua tập trình đơn Animation). Phía trái thanh trình đơn chính xuất hiện các mục chọn liên quan đến việc làm hoạt hình như Animate, Deform, Skeleton, Skin,…
Trên ô liệt kê của thanh tình trạng, chọn Modeling:
Chuyển qua tập trình đơn Modeling. Phía trái thanh trình đơn chính xuất hiện các mục chọn liên quan đến việc tạo mô hình như Edit Curves, Surfaces, Edit NURBS,…
Trên thanh trình đơn chính, chọn Create > Polygon Primitives > Cube:
Thử dùng tập trình đơn Modeling với việc tạo ra vật thể nguyên sơ: khối lập phương. Maya đặt khối lập phương ở gốc tọa độ (hình 4)
Hình 4
Khối lập phương vừa được tạo ra gọi là một đối tượng (object) trong Maya. Tập hợp nhiều đối tượng tạo ra một khung cảnh (scene).
Trên thanh tình trạng, ngoài ô liệt kê để chọn tập trình đơn, bạn còn thấy những nhóm biểu tượng khác nhau. Nhóm biểu tượng đầu tiên bao gồm: Create a new scene (tạo khung cảnh mới, trống rỗng), Open a scene (mở khung cảnh mà bạn đã lưu dưới dạng tập tin trên đĩa), Save the current scene (lưu khung cảnh hiện hành). Các nhóm biểu tượng tiếp theo giúp bạn chọn đối tượng hoặc chọn các thành phần (component) trong một đối tượng. Ba biểu tượng cuối cùng của thanh tình trạng dùng để làm xuất hiện hoặc làm biến đi các bảng điều khiển bổ sung.
Bạn có thấy vạch đen ngăn cách các nhóm biểu tượng? Nếu bấm vào vạch ấy, bạn thấy nhóm biểu tượng bên phải vạch được dẹp đi. Bấm vào vạch ấy lần nữa, nhóm biểu tượng bị giấu lại “bung ra” trở lại (hình 5). Bằng cách này, Maya giúp bạn “bày biện” các phương tiện thích hợp cho công việc đang tiến hành.
Hình 5
Bên dưới thanh tình trạng là ngăn công cụ (shelf), nơi dùng để chứa những công cụ được dùng thường xuyên nhất (hình 6).
Hình 6
Trên ngăn công cụ, chọn thẻ Surfaces
Thử dùng một công cụ trên ngăn công cụ. “Ngăn con” Surfaces là nơi chứa những công cụ để tạo lập và chỉnh sửa các loại bề mặt
Bấm vào NURBS Sphere
Bạn có ngay một mặt cầu với tâm ở gốc tọa độ (hình 7)
Hình 7
Mặt cầu vừa tạo ra có màu xanh lá, biểu thị tình trạng “được chọn” (selected). Bạn để ý, khối lập phương không còn màu xanh lá như trước. Ta nói rằng nó ở tình trạng “không được chọn” (unselected). Đối tượng vừa được tạo ra đương nhiên ở tình trạng “được chọn”.
(trích : Hoàng Ngọc Giao – Echip)Hình 1
Có nhiều phần mềm máy tính giúp ta tạo ra những vật thể hoặc khung cảnh “y như thực”. Nếu yêu thích kỹ thuật đồ họa 3 chiều, bạn có thể bắt đầu với Maya của hãng Alias. Tại sao phải là Maya? Không có gì đặc biệt, tựa như ta chọn một nhạc cụ để chơi vậy thôi. Chơi thành thạo một loại nhạc cụ, bạn sẽ làm quen với loại nhạc cụ khác rất nhanh. Maya vốn là công cụ để làm phim hoạt hình 3 chiều nhưng bạn vẫn có thể dùng nó để làm những chuyện đơn giản, tạo một bản vẽ sống động chẳng hạn.
Với ý nghĩ rằng tài liệu về Maya bằng tiếng Việt sẽ giúp ích cho nhiều người, chúng tôi bắt đầu bằng việc biên dịch các bài học đi kèm với phần mềm Maya để rồi chuyển qua các tài liệu nâng cao về Maya có sẵn trên mạng, đặc biệt tại địa chỉ www.alias.com và www.learning-maya.com. Nếu kiên trì thực hành các bài học, bạn sẽ dần dần có được kỹ năng tạo hình 3 chiều.
Làm quen với giao diện của Maya
Giáp mặt với Maya lần đầu tiên, bạn dễ có cảm giác rằng phần mềm này “cực kỳ phức tạp”. Bạn đừng ngại, “trước lạ sau quen” mà. Vùng trống trải giữa màn hình thường gọi là vùng làm việc(workspace), nơi hiển thị những mô hình 3 chiều mà ta sẽ tạo ra. Theo mặc định, toàn bộ vùng làm việc dành cho khung nhìn phối cảnh (perspective view panel). Dòng chữ persp ở cạnh dưới khung nhìn là viết tắt của perspective (phối cảnh).
Bạn hãy để ý tấm lưới giữa khung hình phối cảnh. Hai đường đậm nét giao nhau trên tấm lưới cho ta biết vị trí gốc tọa độ trong không gian 3 chiều. Các trục tọa độ X, Y, Z có chiều như trên hình 2. Theo đó, tấm lưới bạn thấy biểu diễn cho mặt phẳng tọa độ XZ. Trong Maya, trục X luôn được thể hiện bằng màu đỏ, trục Y màu xanh lá chuối và trục Z màu xanh dương.
Hình 2
Dọc theo cạnh trên của cửa sổ Maya là thanh trình đơn chính (main menu bar). Các mục chọn trên thanh trình đơn chính có thể thay đổi tùy theo ta dùng tập trình đơn (menu set) nào. Có 4 tập trình đơn khác nhau ứng với 4 loại hình công việc trong Maya: Animation, Modeling, Dynamics, Rendering. Ô liệt kê “xổ xuống” bên dưới thanh trình đơn chính (hình 3) giúp ta chọn tập trình đơn. Ô liệt kê ấy thuộc về thanh tình trạng (status line).
Khi bạn thay đổi tập trình đơn, các mục chọn bên phải thanh trình đơn thay đổi. Các mục chọn bên trái (File, Edit, Modify, Create, Display, Window) không đổi vì chúng bao gồm những thao tác tổng quát, luôn luôn cần thiết trong mọi loại hình công việc.
Hình 3
Trên ô liệt kê của thanh tình trạng, chọn Animation:
Thử thay đổi tập trình đơn (chuyển qua tập trình đơn Animation). Phía trái thanh trình đơn chính xuất hiện các mục chọn liên quan đến việc làm hoạt hình như Animate, Deform, Skeleton, Skin,…
Trên ô liệt kê của thanh tình trạng, chọn Modeling:
Chuyển qua tập trình đơn Modeling. Phía trái thanh trình đơn chính xuất hiện các mục chọn liên quan đến việc tạo mô hình như Edit Curves, Surfaces, Edit NURBS,…
Trên thanh trình đơn chính, chọn Create > Polygon Primitives > Cube:
Thử dùng tập trình đơn Modeling với việc tạo ra vật thể nguyên sơ: khối lập phương. Maya đặt khối lập phương ở gốc tọa độ (hình 4)
Hình 4
Khối lập phương vừa được tạo ra gọi là một đối tượng (object) trong Maya. Tập hợp nhiều đối tượng tạo ra một khung cảnh (scene).
Trên thanh tình trạng, ngoài ô liệt kê để chọn tập trình đơn, bạn còn thấy những nhóm biểu tượng khác nhau. Nhóm biểu tượng đầu tiên bao gồm: Create a new scene (tạo khung cảnh mới, trống rỗng), Open a scene (mở khung cảnh mà bạn đã lưu dưới dạng tập tin trên đĩa), Save the current scene (lưu khung cảnh hiện hành). Các nhóm biểu tượng tiếp theo giúp bạn chọn đối tượng hoặc chọn các thành phần (component) trong một đối tượng. Ba biểu tượng cuối cùng của thanh tình trạng dùng để làm xuất hiện hoặc làm biến đi các bảng điều khiển bổ sung.
Bạn có thấy vạch đen ngăn cách các nhóm biểu tượng? Nếu bấm vào vạch ấy, bạn thấy nhóm biểu tượng bên phải vạch được dẹp đi. Bấm vào vạch ấy lần nữa, nhóm biểu tượng bị giấu lại “bung ra” trở lại (hình 5). Bằng cách này, Maya giúp bạn “bày biện” các phương tiện thích hợp cho công việc đang tiến hành.
Hình 5
Bên dưới thanh tình trạng là ngăn công cụ (shelf), nơi dùng để chứa những công cụ được dùng thường xuyên nhất (hình 6).
Hình 6
Trên ngăn công cụ, chọn thẻ Surfaces
Thử dùng một công cụ trên ngăn công cụ. “Ngăn con” Surfaces là nơi chứa những công cụ để tạo lập và chỉnh sửa các loại bề mặt
Bấm vào NURBS Sphere
Bạn có ngay một mặt cầu với tâm ở gốc tọa độ (hình 7)
Hình 7
Mặt cầu vừa tạo ra có màu xanh lá, biểu thị tình trạng “được chọn” (selected). Bạn để ý, khối lập phương không còn màu xanh lá như trước. Ta nói rằng nó ở tình trạng “không được chọn” (unselected). Đối tượng vừa được tạo ra đương nhiên ở tình trạng “được chọn”.
Yêu cầu hệ thống : Win XP, Vista,
RAM 512 trở lên
Bản cài đặt gồm 2 part bạn tải về giải nén
INSTALLATION:
1. Unzip & Unrar, check Crack/install.txt
2. Enjoy it
Download Free (part 1, 2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét