Không biết đã bao nhiêu mùa hoa phượng như thế và cũng không biết bao nhiêu lứa học trò đã mãi chia xa. Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp, họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng và nuối tiếc, một cái sợ đến vô hồn…
Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ.
Những ngày này, Hà Nội như trẻ trung hơn bởi sắc màu của “hoa đường phố” báo hiệu hè đã về - đó là mùa hè của Hà Nội cổ kính. Hoa phượng không phải là “đặc quyền” của riêng thành phố Hải Phòng, nó còn là vẻ đẹp của Hà Nội và những miền quê khác.
Những chùm phượng và tiếng ve kêu râm ran, cả cánh hoa ép trong cuốn sổ lưu bút có dần trở thành cổ tích? Hoa phượng gắn với sự lưu luyến chia tay và những ngày nghỉ hè cũng đang đến. Cùng với sắc đỏ mênh mang ấy là biết bao dự cảm thật nhẹ nhàng, êm dịu.
Những ngày này, Hà Nội như trẻ trung hơn bởi sắc màu của “hoa đường phố” báo hiệu hè đã về - đó là mùa hè của Hà Nội cổ kính. Hoa phượng không phải là “đặc quyền” của riêng thành phố Hải Phòng, nó còn là vẻ đẹp của Hà Nội và những miền quê khác.
Những chùm phượng và tiếng ve kêu râm ran, cả cánh hoa ép trong cuốn sổ lưu bút có dần trở thành cổ tích? Hoa phượng gắn với sự lưu luyến chia tay và những ngày nghỉ hè cũng đang đến. Cùng với sắc đỏ mênh mang ấy là biết bao dự cảm thật nhẹ nhàng, êm dịu.
Cô học trò nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, phượng nở nghĩa là hạ sang, đó là cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng. Hoa phượng trở thành biểu tượng của nỗi niềm lưu luyến, mang sắc màu của những buổi hoàng hôn đỏ thắm như tia lửa của tình yêu thương. Mà không yêu thương sao được khi nó báo hiệu cho người ta biết rằng “sắp phải xa nhau”.
Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô, bạn bè cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế với màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.
Không biết đã bao nhiêu mùa hoa như thế và cũng không biết bao nhiêu lứa học trò đã mãi chia xa. Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp, họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng và nuối tiếc, một cái sợ đến vô hồn…
Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô, bạn bè cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế với màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.
Không biết đã bao nhiêu mùa hoa như thế và cũng không biết bao nhiêu lứa học trò đã mãi chia xa. Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp, họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng và nuối tiếc, một cái sợ đến vô hồn…
Nhờ những cánh hoa đỏ thắm ấy, con người mới biết rằng họ còn rất ít thời gian bên nhau, bên thầy cô, bạn bè, và bên mái trường yêu dấu, để họ có thể dành chút thời giờ nhỏ nhoi ấy trao cho nhau cái siết tay ân cần, chia sẻ cho nhau niềm tin, ước mơ... và đôi khi, chỉ đơn giản là một nụ cười thân ái, chan chứa yêu thương.
Phượng cũng giống như học trò, cũng không muốn chia tay, cũng không muốn ở lại một mình giữa sân trường vắng lặng, phượng cũng cô đơn lắm! Khi những chiếc cặp sách đã lần lượt ra về, hoa phượng ở lại, nhìn theo, dường như cũng có chút buồn, chút nhớ.
Phượng cũng giống như học trò, cũng không muốn chia tay, cũng không muốn ở lại một mình giữa sân trường vắng lặng, phượng cũng cô đơn lắm! Khi những chiếc cặp sách đã lần lượt ra về, hoa phượng ở lại, nhìn theo, dường như cũng có chút buồn, chút nhớ.
Phượng tự hỏi lòng rằng tại sao mình lại mang đến cái buồn nhẹ nhàng mà dai dẳng cho những tâm hồn trong sáng và hồn nhiên đến thế? Bởi hoa phượng không chỉ đẹp, hoa phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.
Liệu có ai hiểu được phượng chăng? Cô bé học trò mỗi sáng đến bên gốc phượng già, nhặt từng cánh phượng rơi để xếp thành những cánh bướm mà vào cái ngày xa xưa cô vẫn cùng đứa bạn thân làm như vậy.
Cô cũng không thích mùa hạ, bởi hạ đến, cô phải rời xa người bạn thân ấy, mất đi những ngày tháng xa xưa tươi đẹp ở ngôi trường cũ, và mùa hoa phượng này, hạ lại lấy đi của cô một người cũng rất quan trọng…, mà biết đâu cả thời gian dài sau này, cô sẽ không còn có thể gặp lại.
Mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia tay. Cùng với màu đỏ rực ấy là những hàng lưu bút và món quà lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò.
Phượng vỹ là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn, mơ mộng, vu vơ của thời áo trắng, và còn nhiều nữa…Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò ?
Phượng vỹ nở rất lâu, mùa phượng thường kéo dài từ tháng năm đầu mùa hạ, cho đến tháng chín cuối mùa, chống chọi với những cơn bão vùng nhiệt đới, phượng vỹ chứng minh sự kiên cường của mình. Sự bền bỉ của cây phượng đã qua bao năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại, tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng, che mưa.
Mỗi mùa phượng vỹ nở rộ là mỗi lần nao nao, thổn thức nhớ về một mùa phượng của riêng mình. Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao nhà văn, nhà thơ, hoa sĩ và nhạc sĩ đã viết nên những mẩu truyện, bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm những bản nhạc riêng cho phượng vỹ.
Biết bao người ra về mà về sau lưng còn lại những vần thơ hòa lẫn trong bóng nắng:
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…”!
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám
Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu…”!
Nguồn: Data Blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét