Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Hoàng thành Hà Nội xưa và nay!

   Trong những bức ảnh cũ vào cuối thế kỷ 19, quần thể di tích lịch sử xưa là một công trình kiến trúc đồ sộ nằm trên vùng đất kinh kỳ quạnh quẽ, thưa vắng. 


    Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long. VnExpress.net giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quần thể di tích này, nằm trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa của hai bố con nhà giáo Đoàn Thịnh và kiến trúc sư Đoàn Bắc. 
   Các bức ảnh được chụp vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi Pháp vào xâm chiếm nước ta. Trải qua cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn cùng sự tàn phá của thực dân, Hoàng thành trở nên xơ xác, tiêu điều. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được dời vào Phú Xuân, Huế, quần thể di tích Hoàng thành xưa được gọi là Thành Hà Nội. 
Hình ảnh 

Đoan Môn - cửa chính đi vào Hoàng thành Thăng Long xưa. 

Hình ảnh 

Đoan Môn còn lại của ngày nay. 
Hình ảnh 

Cửa Bắc Hoàng thành xưa. 

Hình ảnh 

Cửa Bắc ngày nay. 

Hình ảnh 


Bắc Môn xưa và nay đều vẫn còn nguyên hai vết đại bác do quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882.



Hình ảnh 

Khung cảnh Hậu lâu - nơi ở của các cung tần mỹ nữ. 
Hình ảnh 

Một góc Hậu lâu còn lại đến nay. 

Hình ảnh 

Điện Kính thiên trong Hoàng thành. 

Hình ảnh 

Nền đất nơi từng tồn tại Điện Kính Thiên 

Hình ảnh 

Một góc thềm Điện Kính Thiên. 

Hình ảnh 

Rồng đá trên thiềm Điện Kính Thiên ngày nay. 

Hình ảnh 

Cột cờ xưa. 

Hình ảnh 

Cột cờ Hà Nội nay. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét